Tỷ giá trung tâm là gì, cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm
Để có cái nhìn rõ hơn về khái niệm, cơ chế điều hành và cách tính tỷ giá trung tâm. tỷ giá trung tâm được đưa ra hàng ngày, bài viết sau đây sẽ các bạn có nhiều thông tin liên quan đến tỷ giá này.
Tỷ giá trung tâm được ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày dựa trên sự biến động của một rổ các đồng tiền của các nước đối tác kinh tế và đây cũng là chỉ số phản ánh cung cầu ngoại tệ và các cân đối vĩ mô.
1. Khái niệm tỷ giá trung tâm
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định áp dụng cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm xuất phát từ nguyên do năm 2015 thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến khó lường, trong đó đặc biệt là việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, đột ngột, khiến NHNN đã phải “phá” cam kết điều chỉnh không quá 2%/năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Cộng với tình hình tài chính cuối năm ảnh hưởng từ thị trường thế giới, quyết định tăng lãi suất của FED… Vì thế, NHNN đã thay đổi chiến lược bằng cách điều chỉnh lên xuống hằng ngày, thay vì neo cứng như năm 2015.
Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác.
2. Cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm
Dựa vào Quyết định số 2730/QĐ – NHNN ban hành về việc áp dụng cơ chế điều hình tỷ giá trung tâm kể từ thời điểm 04/01/2016. Tỷ giá trung tâm thay đổi hàng ngày dựa vào 3 yếu tố tác động bao gồm:
- Thứ nhất: biến động của 8 đồng tiền tại các quốc gia có quan hệ thương mại, đầu tư lớn với Việt Nam là USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, THB và TWD;
- Thứ hai: tỷ giá bình quân liên ngân hàng;
- Thứ ba: cân đối vĩ mô
Ngoài ra, cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN cũng bổ sung thêm công cụ phái sinh-áp dụng hợp đồng kỳ hạn trong quan hệ ngoại hối giữa NHNN và các tổ chức tín dụng.
Về cơ chế điều hành tỷ giá mới sẽ cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày dựa vào diễn biến của cung cầu ngoại tệ trong nước và thị trường thế giới đồng thời hạn chế những đợt điều chỉnh mạnh nhưng vẫn đảm bảo được vai trò quản lý của NHNN. Tuy nhiên biên độ +/-3% là khoảng môi trường tạo những biến động lớn.
3. Cách tính tỷ giá trung tâm
- Đối với Trung Quốc: tỷ giá trung tâm sẽ dựa vào giá hôm trước làm tham chiếu cho hôm sau nhược điểm của cách tính là dựa theo ý chủ quan phần lớn. Còn với Singapore dựa theo nhóm đồng tiền chỉnh thế giới tuy nhiên lại không phản ánh được nhu cầu trong nước.
- Đối với Việt Nam: trung hoà 2 cách tính trên NHNN lựa chọn tỷ giá bình quân gia quyền nhằm loại bỏ yếu tố đầu cơ, làm giá trên thị trường ngoại hối.
- Cách tính tỷ giá trung tâm dựa vào: Cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường tỷ giá liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam và các cân đối kinh tế vĩ mô.
Với cách tính này sẽ phản ánh biến động trong nước và quốc tế, tỷ giá trong nước tăng cao nhưng nếu giá quốc tế theo xu hướng giảm thì tỷ giá trung tâm hôm đó có thể sẽ giảm.
Trên cơ sở tỷ giá trung tâm công bố hàng ngày trên trang thông tin điện tử NHNN thì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dựa trên cơ sở tỷ giá này để quyết định tỷ giá giao dịch với khách hàng của mình trong biên độ +/-3%.
Trên đây là những thông tin dưới góc nhìn của NHNN về tỷ giá trung tâm mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty khi đầu tư hoặc kinh doanh.